Monday, January 14, 2013

Ý nghĩa cấu trúc tên chip Intel Core i trên hệ máy laptop

Cùng với AMD, Intel là một trong hai hãng sản xuất chip bán dẫn hàng đầu trên thế giới. Chip xử lý trung tâm là một phần không thể thiếu trong chiếc máy tính nhưng rất nhiều người chưa phân biệt được hoặc thường bị nhầm lẫn tên gọi chip của Intel.
Chip Intel Core i hiện có 3 thế hệ. Thế hệ đầu – tên mã là Arrandale, thế hệ hai – Sandy Bridge, thế hệ ba – Ivy Bridge.

Cấu trúc tên chung của chip Intel Core i cơ bản là:

Tên bộ xử lý = Thương hiệu (Intel Core) + Từ bổ nghĩa thương hiệu (i7) + Thế hệ (3) + SKU (920) + Dòng sản phẩm (M)

SKU: số hiệu xác định sản phẩm



Chip Intel Core i thế hệ đầu tiên - Arrandale

Ví dụ minh họa về chip Intel Core i3-330E:



Trong tên chip Core i thế hệ đầu tiên, chúng ta thấy không có con số chỉ báo thế hệ mà chỉ có dãy số SKU và do đó dãy số phía sau tên model, ví dụ Core i3, chỉ có 3 số. Ba chữ số SKU tiếp tục được phân hóa như trong bảng dưới đây:

Bảng tổng hợp đặc điểm tên các mẫu chip thuộc thế hệ Core i đầu tiên



Dựa theo ví dụ và bảng trên ta có thể thấy:

- Sau tên dòng chip là 3 số "xxx" – những số này là định danh của chip trong dòng chip đó, nó càng cao thì xung nhịp càng lớn, càng đắt.

- Sau 3 số "xxx" là hậu tố chữ cái in hoa thể hiện đặc điểm chung của sản phẩm (xem bảng ở cuối bài).

- Dòng Core i3 và Core i5 có hai công suất tiêu thụ là 35 W và 18 W

- Dòng Core i7 có bốn công suất tiêu thụ là 45 W, 35 W, 25 W, 18 W

- Dòng Core i7 Extreme luôn chỉ có một công suất tiêu thụ là 55 W

- Chữ số đầu tiên trong dãy 3 chữ số của dòng Core i3 là số 3, của dòng Core i5 là số 4 và 5, dòng Core i7 là số 6 và 7 trong khi dòng Core i7 Extreme là số 9.

Chip Intel Core i thế hệ hai – Sandy Bridge:

Ví dụ minh họa về chip Intel Core i5-2520M:



Sau phần tên dòng chip thì có 4 ký tự chữ số trong đó ký tự số 2 ở trước, phía sau là ba chữ số, tiếp đó có thể có hoặc không ký tự chữ cái viết in hoa tùy thuộc loại chip theo như bảng bên dưới:

Bảng tổng hợp đặc điểm tên các mẫu chip thuộc thế hệ Core i thế hệ hai – Sandy Bridge



Dựa vào ví dụ và bảng trên, ta rút ra một vài đặc điểm của tên dòng chip này:

- Sau tên dòng chip có 4 chữ số (chứ không phải 3 chữ số như dòng chip đời đầu)

- Chữ số đầu tiên là số 2 (ý chỉ tên đời hai)

Chip Intel Core i thế hệ ba – Ivy Bridge:

Ví dụ minh họa chip Intel Core i7-3920XM:



Bảng tổng hợp đặc điểm tên các mẫu chip thuộc thế hệ Core i thế hệ ba – Ivy Bridge:



Chip Ivy Bridge cũng có 4 chữ số ngay sau tên dòng chip, số đầu tiên là số 3 (ý chỉ tên đời Ba). Sau đó là chữ in hoa hậu tố mang ý nghĩa theo bảng ở cuối bài.

Những kí tự in hoa đứng cuối cùng trong tên các con chip cũng mang một ý nghĩa nhất định, chẳng hạn như chữ "M" là mobile, tức các CPU dành cho laptop. Nếu bạn thấy chữ "QM" thì nó có nghĩa Quad-core Mobile, tức những vi xử lí bốn nhân dùng trong máy tính xách tay. "X" là phiên bản "Extreme" với cấu hình mạnh và giá cũng không hề rẻ. "T" đại diện cho dòng CPU với mức tiêu thụ điện năng thấp. S là tối ưu hóa hiệu năng/lượng điện tiêu thụ. Cuối cùng là kí tự "K", đại diện cho dòng CPU với khả năng mở khóa hệ số nhân để dùng trong việc ép xung. Bảng dưới là ý nghĩa của hậu tố in hoa.

Riêng Core i7 Extreme ở tất cả các dòng đều có chữ XM là hậu tố và TDP là 55 W. XM – Extreme Mobile: chip hiệu suất cao cấp cho laptop và giá cũng cao.

Ý nghĩa những chữ cái in hoa là hậu tố ngay sau tên chip của Intel:




Thermal Design Power (TDP): được hiểu đơn giản là nhiệt lượng tối đa mà hệ thống làm mát cần phải giải tỏa – tính bằng W. Như vậy công suất tiêu thụ điện năng sẽ càng lớn nếu con số này càng lớn.

 Nguồn "http://www.echip.com.vn/ky-thuat/may-tinh/4063/y-nghia-cau-truc-ten-chip-intel-core-i-tren-he-may-laptop"